Trong các món lẩu đặc trưng hương vị truyền thống ẩm thực Việt thì lẩu riêu cua đồng xứng đáng được xếp vào TOP những món lẩu ngon được nhiều người yêu thích nhất. Món lẩu dân dã này luôn để lại dư vị khó quên cho những ai từng thưởng thức. Mời bạn cùng dịch vụ đặt tiệc tất niên công ty tìm hiểu hai cách làm lẩu cua đồng miền Nam và miền Bắc nhé. Nếu đọc xong rồi mà bạn làm vẫn chưa được bạn có thể đăng kí khóa học nấu ăn mở quán của chúng tôi để cải thiện thực đơn cho gia đình hoặc mở quán kinh doanh nhé.
1. Lẩu cua đồng quê miền Nam
Lẩu riêu cua đồng miền Nam mang hương vị đặc trưng của ẩm thực vùng sông nước Tây Nam Bộ.
Đặt tiệc tất niên công ty qua món Lẩu cua đồng ngày cuối năm
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho dịch vụ đặt tiệc tất niên thực hiện như sau
800gr cua đồng500gr bắp bò500gr xương ống4, 5 quả sấu xanh4 bìa đậu phụ 4 quả cà chua1/2 bát con giấm bỗng10 củ hành khô2 củ gừngRau để nhúng lẩu: Rau xà lách, rau muống, hoa chuối, mồng tơi… hoặc tùy thuộc vào sở thích của bạn.Dầu ăn, gia vị
Cách nấu lẩu cua đồng miền Nam cực ngon
Bước 1: Nấu nước dùng
Ban nướng xém vỏ nhánh gừng nhỏ và khoảng 3 – 4 củ hành khô trên bếp ga để làm tăng hương vị cho nước lẩu. Hành và gừng nướng xong đem bóc vỏ rồi rửa sạch, đập dập.
Xương ống rửa sạch, chần xương qua nước đun sôi, sau đó vớt ra rửa lại với nước sạch. Cho tất cả xương, gừng và hành khô đã được đập dập ở trên vào 1 nồi lớn, nêm vào khoảng 2 – 3 thìa canh muối, hạt nêm với khoảng 1,5 lít nước. Chú ý nước trong nồi nên ngập xương.
Dùng nồi áp suất ninh xương trong thời gian khoảng 25 – 30 phút là được. Nếu nấu bằng bếp ga thì đun liu riu với lửa nhỏ trong khoảng 3-4 tiếng, trong lúc đun nhớ hớt bọt cho nước dùng có màu trong.
Bước 2: Lọc cua đồng
Cua đồng đổ vào trong thau hoặc âu lớn, xóc đều với muối hạt để làm sạch rồi rửa lại nhiều lần với nước. Tiếp đó, tách bỏ phần mai cua, gạt gạch từ cua vào 1 chén riêng. Phần thịt cua còn lại đem giã hoặc bỏ vào máy xay nhuyễn.
Hòa cua đã xay vào khoảng 1 – 1.5 lít nước sạch. Dùng 1 chiếc rây nhỏ để lọc nước cua nấu và bỏ phần bã đi.
Nầu lẩu cua đồng của dịch vụ nấu tiệc Saigon Cook
Bước 3: Chiên đậu hũ
Đậu hũ sơ chế sạch, cắt từng miếng vuông vừa ăn rồi để ra đĩa riêng. Cho đậu phụ vào chiên với dầu nóng già. Chú ý lật đều các mặt và chiên trên lửa to để đậu được vàng đều và giòn rụm.
Bước 4: Ướp thịt bò
Gừng rửa sạch, gọt vỏ hoặc thái sợi tùy thích.
Ướp thịt bò với gừng và 1 thìa canh gia vị rồi trộn đều, ướp khoảng 20 phút, không nên để lâu thịt sẽ bị thâm.
Bước 5: Chuẩn bị rau nhúng lẩu
Các loại rau ăn lẩu bạn nhặt bỏ gốc rồi rửa sạch, để ráo.
Cà chua rửa sạch, bổ múi cau, chú ý không thái cà chua quá mỏng. Sấu xanh rửa sạch, cạo vỏ. Hành khô đập dập hoặc thái mỏng tùy thích.
Bước 6: Hoàn thành và thưởng thức
Bắc nồi chuyên dùng nấu lẩu lên bếp ga, đổ nước ninh xương vào đầy khoảng 1/2 nồi, sau đó đổ bát nước lọc cua vào. Sau đó thả cà chua, sấu và đổ nước giấm bỗng vào, nêm nếm lại gia vị vừa ăn, chú ý đun nhỏ lửa để tránh làm gạch cua vỡ nát.
Trong khi chờ nước lẩu sôi, bạn phi thơm hành khô trong chảo nóng rồi đổ bát gạch cua vào đảo nhẹ. Cuối cùng, đổ gạch cua đã xào chín vào trong nồi nước dùng lẩu đang sôi và thưởng thức.
Vậy là cách nấu lẩu cua đồng miền Nam vừa hoàn thành. Lẩu cua đồng thưởng thức với bún tươi và các loại rau sống sẽ rất ngon.
2. Cách nẩu lẩu cua đồng miền Bắc
Ngoài cách nấu lẩu cua đồng miền Nam, bạn có thể một cách chế biến khác hấp dẫn không kém, đó chính là cách nấu lẩu miền Bắc sau đây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
500gr cua đồngThịt bò, hột vịt lộn (tùy thích)4 trái cà chua2 cây sả4 miếng đậu hũ non3 – 4 củ hành tímRau ăn kèm: bắp chuối, bông điên điển, giá sống, rau muốngCác loại gia vị: muối, hạt nêm, bột ngọt, đường, giấm gạo, mắm tôm
Cách làm lẩu cua đồng miền Bắc
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cua đồng mua về cho vào thau lớn rửa sạch nhiều lần với muối hạt để loại bỏ bùn đất và chất bản. Sau đó, dùng tay tách riêng phần mai và thân cua, gạch cua gỡ ra để vào chén nhỏ để riêng.
Bỏ yếm và miệng cua, phần thân và thịt cua đem ngâm trong nước muối pha loãng. Sau đó rửa lại thịt cua lần nữa cho sạch, để ráo. Đem thịt cua đi giã nát hoặc cho vào máy xay nhuyễn, nhưng nếu dùng cối sẽ ngon hơn.
Thêm 2 lít nước sạch dùng tay bóp đều để lấy nước lọc cua. Bạn dùng rây nhỏ lọc bỏ phần bã. Nên lặp lại thao tác lọc này vài lần đến khi loại bỏ được hết bã cua thì dừng. Phần nước cua này để nấu lẩu riêu cua và làm nước dùng.
Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn. Cà chua rửa sạch, để ráo, thái múi cau 3 trái. 1 trái còn lại băm nhỏ.
Sả cây bóc bỏ vỏ già, rửa sạch và đập dập. Rửa sạch và để ráo các loại rau, giá sống ăn kèm.
Bước 2: Chiên đậu hũ
Đậu hũ mua về rửa sạch, để ráo, sau đó thái miếng vuông vừa ăn và chiên vàng giòn 2 mặt.
Bước 3: Xào gạch cua
Bắc chảo lên bếp đun nóng với ít dầu ăn. Cho hành băm vào phi thơm, sau đó trút hết phần cà chua thái múi và cà chua băm vào đảo nhẹ tay, nêm nếm thêm 3 muỗng cà phê đường. Tiếp tục đảo đều để cà chua và đường hòa quyện vào cho ra màu đẹp.
Khi xốt cà chua vừa mới sôi trở lại thì tắt bếp, trút ra tô. Tiếp theo bạn cho gạch cua vào chảo xào sơ, sau đó tắt bếp, trút gạch vào chén.
Bước 4: Nấu lẩu cua đồng miền Bắc
Bắc nồi nước cua đã lọc lên bếp, nêm nếm thêm 2 muỗng cà phê hạt nêm và 3 muỗng cà phê bột ngọt. Khuấy đều và đun sôi trên lửa vừa.
Khi thấy phần riêu cua trong nồi đã nổi lên, bạn sẽ vớt phần riêu cua này ra để riêng.
Sau khi vớt hết riêu cua ra thì cho sả đập dập, cà chua xào và nêm thêm 1/2 muỗng cà phê muối cùng 3 muỗng canh giấm gạo vào nồi. Sau đó cho thêm phần gạch cua vào nấu cùng.
Lẩu cua đồng khi được ăn cùng bún tươi, rau sống và chấm mắm tôm cực kích thích vị giác đấy nhé.
Lưu ý khi nấu lẩu cua đồng
Hãy chú ý đến sự tươi sống của nguyên liệu
Khi xay cua hoặc giã cua nên cho vào một ít muối sẽ giúp thịt cua kết tủa tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra lại độ mặn của muối khi dùng cua xay sẵn mua ở chợ.
Thêm cà chua băm vào nước lẩu sẽ giúp cho món lẩu riêu cua có được màu đỏ tự nhiên.
Tag: